Hôn Nhân, Cuộc Sống

Làm sao nhờ viết lá thư giới thiệu

Wednesday, 18/07/2012 - 05:25:47

Lựa chọn cẩn thận những người giới thiệu. Hãy tìm hiểu về những phẩm chất nào bạn nên tìm kiếm nơi những người giới thiệu.

Một bức thư giới thiệu là một lá thư vì bạn mà viết ra, thường là do một thành viên của ban giáo sư, giới thiệu bạn như là một ứng viên xứng đáng để vào học ở bậc hậu cử nhân. Tất cả các ủy ban thu nhận sinh viên hậu cử nhân đều đòi hỏi rằng những bức thư giới thiệu đều phải được đính kèm theo những đơn mà các sinh viên nộp. Hầu hết các ủy ban đều đòi phải có ba lá thư như vậy. Làm thế nào bạn có được một bức thư giới thiệu, nhất là một lá thư giới thiệu tốt? Trên trang mạng About.com, Tiến Sĩ Tara Kuther đưa ra một vài lời khuyên như sau.

1. Tìm hiểu về các loại thư giới thiệu, từ chuyện những bức thư ấy là gì, cho tới chuyện ai sẽ viết thư giới thiệu cho bạn. Tìm hiểu sớm khi bạn mới bước vào đại học, trước khi đến hạn phải nộp đơn xin vào học một trường hậu cử nhân.
2. Tìm kiếm những kinh nghiệm nào sẽ giúp cho bạn phát triển được những mối quan hệ với những giáo sư nào sẽ viết cho bạn những lá thư giới thiệu tuyệt diệu.
3. Hãy hiểu rằng các ủy ban nhận đơn xin học đều muốn có những lá thư gởi đến cho họ từ những chuyên gia cụ thể.
4. Tìm hiểu về chuyện bạn có thể làm gì, nếu bạn là một sinh viên phi truyền thống, hoặc là một người tìm cách nhập học tại trường hậu cử nhân, cách mấy năm sau khi tốt nghiệp đại học.
5. Lựa chọn cẩn thận những người giới thiệu. Hãy tìm hiểu về những phẩm chất nào bạn nên tìm kiếm nơi những người giới thiệu.
6. Đến với những người giới thiệu bạn một cách thận trọng. Hãy yêu cầu họ một cách phù hợp và kính trọng, để xin họ viết thư giới thiệu. Hãy chú ý tới những gì mình không nên làm.
7. Hãy để cho họ có thì giờ. Nên chứng tỏ lòng kính trọng đối với thì giờ của người viết thư giới thiệu bạn, bằng cách cung cấp cho họ rộng rãi thời gian, càng nhiều càng tốt. Ít nhất một tháng trước thì thong thả cho họ. Một khoảng thời gian chưa tới hai tuần là một điều không thể chấp nhận được (và có lẽ sẽ được đáp ứng bằng một tiếng “Không”).
8. Cung cấp cho những người giới thiệu những tin tức mà họ cần để viết một bức thư thuộc hạng siêu sao.
9. Hãy tạm hoãn đòi quyền của bạn được xem lá thư ấy. Hầu hết những mẫu thư giới thiệu đều có một ô để đánh dấu và ký tên, để cho thấy rằng bạn tạm gác lại hay vẫn giữ các quyền của bạn là được xem thư. Hãy luôn luôn gác quyền ấy lại. Nhiều người giới thiệu sẽ không viết một lá thư nếu không có tính cách kín đáo riêng tư. Ngoài ra, các ủy ban nhận đơn nhập học cũng đều xem trọng những bức thư nào có tính cách riêng tư kín đáo, khi những lá thư ấy có tính cách như vậy theo giả định là ban giáo sư sẽ minh bạch hơn khi sinh viên không thể đọc được lá thư ấy.
10. Tiếp tục theo dõi. Các giáo sư đều bận rộn. Có nhiều lớp học, nhiều sinh viên, nhiều cuộc họp, và nhiều thư từ. Hãy kiểm tra theo định kỳ để xem những bức thư giới thiệu ấy đã được gởi đi hay chưa, hay là họ cần thêm điều gì khác từ bạn. Hãy tiếp tục theo dõi để chắc chắn rằng thư của bạn đã được gởi đi rồi, nhưng chớ biến mình thành một kẻ làm phiền.
11. Hãy cám ơn những người giới thiệu bạn. Viết một lá thư giới thiệu đòi người ta phải cẩn thận suy nghĩ và tốn nhiều công phu. Hãy tỏ ra rằng bạn quí trọng điều ấy, bằng cách viết một lá thư để cám ơn họ.
12. Báo lại cho những người giới thiệu bạn biết kết quả. Nói cho họ biết tình trạng của lá đơn bạn nộp và nhất quyết báo cho họ hay khi bạn được chấp thuận vào học tại trường hậu cử nhân. Họ chắc chắn muốn biết chuyện này!

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT